Triết lý giảng dạy

Triết lý giảng dạy được coi như một tấm bản đồ, chỉ ra hướng để tiến về phía trước. Người ta có thể cảm thấy bị lạc lối, mất phương hướng nếu không có bản đồ. Có thể một ngày nào đó, khi những áp lực của công việc giảng dạy kéo bạn đi, bạn thấy thất vọng khi không thể giúp được học viên tiến bộ hay cảm thấy nhàm chán khi công việc cứ lặp đi lặp lại. Do đó, một bản đồ là điều cần thiết để bạn biết rằng bạn đang giảng dạy như thế nào và vì điều gì.

Triết lý giáo dục tại ALES – điều mọi giáo viên tại ALES đều nằm lòng:

  1. Tôi là một phần quan trọng trong môi trường giáo dục. Kiến thức, kinh nghiệm, hành động và nhân cách của tôi có ảnh hưởng lớn đến học viên.
  • Giáo viên ALES chính là Đại sứ thương hiệu của ALES. Là người trực tiếp tiếp xúc với học viên, tạo ra trải nghiệm học tập và đem lại chất lượng cho học viên, lớp học và uy tính trung tâm.

  • Kiến thức đúng thì học viên tiếp nhận thông tin đúng và ngược lại. Vì thế, giáo viên luôn phải chú ý chuẩn bị kiến thức cẩn thận đầy đủ trước khi lên lớp để bảo đảm các kiến thức được truyền tải chính xác. Nếu không, học viên sẽ bị hiểu sai kiến thức thì cách vận dụng của họ trong bài tập, trong các kỹ năng đều bị nhầm lẫn, dẫn đến hệ quả không lường tới học viên.

  • Giáo viên ALES luôn phải học hỏi và trau dồi kinh nghiệm qua từng giờ dạy để luôn mang lại những điều mới lạ cho học viên.
  • Giáo viên chính là hình mẫu của học viên và tác động rất lớn tới tư duy của học viên. Vì thế, giáo viên luôn phải hoàn thiện nhân cách của một nhà giáo dục và hành động thể hiện điều đó. Hành động đẹp như quan tâm, chia sẻ chân thành tới học viên cũng tạo nên được những suy nghĩ tích cự cho học viên. Vì thế, người giáo viên ALES không thể để bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào tác động lên hành động mà ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ một cách trực tiếp hay gián tiếp.

Xem danh sách giáo viên ALES tại đây.

  1. Bất kỳ học viên nào, đến từ bất cứ tầng lớp nào đều được hưởng một môi trường học tập tốt nhất và xứng đáng nhận được sự quan tâm công bằng như nhau.
  • Giáo viên chia sẻ sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ học tập tới tất cả học viên trong lớp. Dù đến từ tầng lớp nào, tất cả học viên đều là người đóng tiền và trả lương cho tất cả giáo viên. Họ có quyền được đối xử công bằng, được quan tâm và đầu tư như nhau. Việc đối nhân xử thế công bằng hay không đều phản ánh nhân cách giáo dục.
  • Dạy học, có lẽ hơn bất cứ nghề khác, là một nghề mà bạn chỉ có thể làm thành công nếu bạn đặt cả trái tim và nhân cách mình vào trong đó.

  1. Tôi có thể cải thiện việc giảng dạy của bản thân. Tôi không ngừng suy ngẫm và trau dồi bản thân với những giá trị tích cực.
  • Khi bạn làm tốt rồi, không có nghĩa là bạn không thể làm tốt hơn nữa. Vì thế, giáo viên ALES phải luôn cải thiện phương pháp giảng dạy của mình. Đồng thời luôn làm mới mình với những năng lượng tích cực. Không chỉ thế, giáo viên cần nâng cao Tầm và Tài của một người giáo viên. Một người giáo viên có đủ tâm, tầm, tài. Khi đó, họ chắc chắn sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp tới cho học viên.

  1. Công việc của tôi không phải là công việc hành chính đơn thuần. Trách nhiệm của tôi không kết thúc vào cuối ngày sau khi về nhà.
  • Tính chất công việc yêu cầu giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao. Nó liên quan đến sự hình thành và phát triển của một đứa trẻ. Vì thế, giáo viên cần sẵn sàng hỗ trợ học tập cho học viên bất kể thời gian.

  1. Mọi học sinh đều có những bản chất tốt đẹp. Sai lầm là một phần tất yếu trong quá trình trưởng thành. Vì vậy, chúng xứng đáng được bao dung.
  • Con người không ai hoàn hảo. Các em học sinh tuổi dậy thì còn đang phát triển cả thể chất lẫn tính cách. Vì vây, mắc lỗi cũng là một cách để học tập. Một lỗi lầm không thể nói lên một con người là tốt hay xấu. Giáo viên có vai trò chỉ dẫn. Vì vậy cần bao dung và kiên nhẫn đối với các em.

Triết lý giảng dạy luôn là tôn chỉ để ALES đảm bảo chất lượng giảng dạy. Nhờ vậy, mỗi học viên đều được hỗ trợ sát sao nhất.

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN